ược coi là tấm lá chắn bảo vệ dải đất ven biển nhưng tại thời điểm này rừng phòng hộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đoạn qua địa phận Tiền Giang, Bến Tre lại vô cùng mong manh. Nhiều khu vực, rừng phòng hộ đang dần biến mất kéo theo nạn xâm thực, lở đất đe dọa nghiêm trọng tới chân đê, ảnh hướng tới cuộc sống của hàng ngàn hộ dân trong vùng.
Rừng ven biển Gò Công đang mất dần.
Theo khảo sát, tỉnh Tiền Giang có diện tích rừng phòng hộ khoảng 700 héc ta, chủ yếu nằm ở Gò Công với các loài cây đặc trưng là bần, đước, mắm… Cụ thể, từ khu Cửa Tiểu đến xã Tân Thành (Gò Công Đông), nạn xâm thực và xói lở đã cuốn trôi những vạt rừng rộng hàng trăm mét. Cá biệt, nhiều nơi đã không còn rừng phòng hộ, nước biển lấn sát chân đê. Chính quyền địa phương cho biết, rất nhiều điểm rừng phòng hộ bị thủng, do nguyên nhân chính là sạt lở đất. Hàng ngày hàng giờ, nước biến cuốn vào.
Nhiều người dân ở trong vùng cho biết, cách đây khoảng 10 năm, rừng ven biển khu vực này rộng khoảng 100 mét, cá biệt có nơi rộng tới 200 mét nhưng hiện nay, nhiều vùng “trắng rừng”, sóng đánh vào tận đê biển và nếu không có biện pháp can thiệp, ngay cả đê biển cũng có thể bị đe dọa vì nước biển đang dâng cao ngoài dự tính. Tại nhiều địa điểm, đê biển cũng bị sạt lở, sóng cuốn đi một phần đất đá.
Tại khu tỉnh Bến Tre, ở các địa phương như Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại… rừng phòng hộ tuy chưa tới mức bị biến mất nhưng cũng đang mỏng đi từng ngày. Rất nhiều cánh rừng có nhiệm làm chậm dòng chảy, phát tán triều cường, cản sóng, ngăn mặn, giữ phù sa, hệ sinh thái ven bờ… cũng đang mỏng đi, đe dọa cuộc sống của người dân.
Ông Nguyễn Quang Kiệt- Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Bến Tre cho biết, toàn tỉnh có khoảng 65 cây số đường ven biển với khoảng 1.500 héc ta rừng phòng hộ. Trong đó có gần 10 điểm thường xuyên xảy ra tình trạng sạt lở, mất rừng bởi sóng lớn. “Ngoài việc kiểm tra thường xuyên, phương án khắc phục những địa điểm rừng bị sạt lở là dùng bao cát, các cành cây gãy để chắn trước sóng ven biển, làm giảm các tác hại đối với bìa rừng còn lại. Cuối cùng, việc trồng rừng ven biển cũng được đẩy mạnh ở các địa phương để bù lại những phần bị thiên nhiên tàn phá”, - ông Kiệt cho biết thêm.
Tác hại của việc mất rừng phòng hộ đầu tiên là ảnh hưởng trực tiếp đến những hộ nông dân sinh sống ở ven biển. Nhiều người, nhất là ngư dân nghèo từ lâu đã coi rừng là sinh kế với rất nhiều các loài ngư lợi. Ngoài ra, nước biển xâm thực cũng đe dọa cả một vùng rộng lớn. Hơn nữa, nhiều cánh rừng phòng hộ còn có mục đích chắn gió, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển. Khi những cánh rừng hàng ngàn hec-ta này mất đi, không biết tác dụng của biến đổi khí hậu sẽ còn khủng khiếp như thế nào. Đặc biệt, vùng ven Bến Tre, Tiền Giang lại được đánh giá là chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu do địa hình, địa thế của vùng đất này.
Theo lãnh đạo ở huyện Gò Công Đông, chỉ một tuyến đến biển dài chừng 15 cây số ở đây nhưng lại là vành đai bảo vệ cho 50.000 hec-ta đất sản xuất nông nghiệp, cùng sinh kế của hàng chục ngàn hộ dân. Vì thế, nếu những cánh rừng ven biển tiếp tục bị tàn phá, nguy cơ là vô cùng lớn.
Do đặc thù của các cây ở rừng phòng hộ sống trong môi trường bán ngập nên ít có giá trị sử dụng, hầu hết không có tình trạng người dân chặt phá rừng để lấy nguyên liệu. Vì vậy, nguyên nhân của hàng trăm héc-ta rừng bị mất đi mỗi năm hầu hết là do thiên nhiên, do sự biến đổi khó lường của khí hậu. Chính vì biết trước nguyên nhân, đã có những giải pháp trồng thay thể và bảo vệ nhưng nhiều năm qua, rừng phòng hộ vẫn cứ mất dần và trở lên mỏng manh mà không biết tại sao.
Đoàn Xá
0 nhận xét:
Đăng nhận xét