Những thay đổi làm cho mực nước sông Mê-kông bị thấp đi cộng với thiên tai hạn hán do BĐKH, xâm nhập mặn nặng nề.
Tổng quan
Sông Mê-kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 5.000m,chiều dài dòng chính khoảng 4.200km đi qua 6 nước: Trung Quốc, My-an-ma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam với tổng diện tích lưu vực khoảng 795.000km2, tổng dung lượng nước hàng năm khoảng 475 tỷm3và lưu lượng bình quân khoảng 13.200 m3/s (vào mùa nước lũ có thể lên đến 30.000 m3/s).
Ở Việt Nam, sông Mê-kông chia thành 2 nhánh chảy về hạ lưu là sông Tiền và sông Hậu, mỗi nhánh dài khoảng 220-250 km, Sông Tiền có nhiều cửa đổ ra biển Đông: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Sông Hậu có các cửa: Định An và Trần Đề. Lưu lượng hai sông này cũng rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô vàcó thể lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, mang rất nhiều phù sa bồi đắp cho cả vùng châu thổ nầy, nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và khai thác nguồn lợi thủy sản.
Những thay đổi làm cho mực nước sông Mê-kông bị thấp đi cộng với thiên tai hạn hán do BĐKH, xâm nhập mặn nặng nề. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vào mùa mưa,khoảng từ tháng 6 đến tháng 11, khi mực nước lũ trên sông Mê-kông tại Kratie (Lào) và Phnompenh (KPC) dâng cao (thường từ tháng 8 đến tháng 10), lòng dẫn sông Mê-kông không tải nổi lượng nước quá lớn, nước sẽ chảy tràn qua 2 bờ sông Mê-kông: phía bên trái qua các cánh đồng ngập lũ ở Kompong Cham (KPC) rồi chảy về Việt Nam tạo ra mùa lũ hàng năm ở ĐBSCL; phía bên phải chảy tràn qua bờ và chảy ngược vào Biển Hồ qua sông Tonle Sáp (KPC).
Trong mùa cạn, nước sông Mê-kông chảy theo một chiều từ trên xuống, tro
ng đó lượng nước Biển Hồ chiếm đáng kể dòng chảy vào ĐBSCL của Việt Nam; nếu lượng nước càng ít, mực nước sông xuống càng thấp thì thủy triều biển Đông và biển Tây càng lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn càng nặng, ảnh hưởng càng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống cư dân.
ng đó lượng nước Biển Hồ chiếm đáng kể dòng chảy vào ĐBSCL của Việt Nam; nếu lượng nước càng ít, mực nước sông xuống càng thấp thì thủy triều biển Đông và biển Tây càng lấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn càng nặng, ảnh hưởng càng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống cư dân.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên 39.747 km2 chiếm 12,25% diện tích chung cả nước; có 13 đơn vị hành chánh cấp tỉnh, trong đó có tỉnh Tiền Giang.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Namnăm 2013, dân số toàn vùng có 17.478.900 người, diện tích dùng để sản xuất nông nghiệp khoảng 2 triệu ha, so với cả nướcgiá trị sản xuất chiếm khoảng 40%, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 42%; trong đó, sản lượng lúa chiếm khoảng trên 50%,giá trị xuất khẩu gạo chiếm trên 92%, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 72%. Về chăn nuôi, hàng năm có khoảng hơn 50% sản lượng thịt được xuất ra khỏi vùng để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ảnh hưởng của khai thác thủy điện ở thượng nguồn sông Mê-kông hiện nay đối với sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái tỉnh Tiền Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu
Hiện nay, Trung Quốc đã xây 6 đập thủy điện trải dọc sông Mê-kông; Lào và Campuchia định xây thêm hơn 10 đập. Các đập thủy điện ở Trung Quốc và các hồ chứa ở Thái Lan, Lào và Campuchia đãvà sẽ làm giảm nghiêm trọng dung lượng nguồn nước, tổng lượng phù sa, các loài thủy sinh và gây ra ô nhiễm môi trường; ngoài ra, đập thủy điện còn làm cản trở chu trình sinh sản, thay đổi chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng của một số loài thủy sản, thay đổi hệ sinh thái, làm xáo trộn cuộc sống của người dân vùng hạ lưu.
Những thay đổi làm cho mực nước sông Mê-kông bị thấp đi do các con đập của thủy điện ở đầu nguồn, cộng với thiên tai hạn hán do biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn nặng nề ở hạ lưu sông Mê-kông mànhững năm gần đây người dân ở ĐBSCL đang phải tìm cách ứng phó để bảo vệ sản xuất và cuộc sống.
Cụ thể, năm 2015-2016 mực nước hạ lưu sông Mê-kông ở các tỉnh đầu nguồn của nước ta như: sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp thấp hơn 2 m so với các năm trước đây;do mực nước sông Mê-kông thấp, cường suất dòng chảy giảm, lại bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao từ 1 cm/năm lên 6cm/năm (giai đoạn 2010 -2015) đã gây thiệt hại sớm hơn dự báo của các nhà khoa học.
Theo ước tính của các cơ quan chuyên môn, vụ lúa Đông xuân (2015- 2016), ĐBSCL bị thiệt hại trên 160.000 ha do xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt; hơn 15.000 ha hoa màu, gần 13.500 ha cây ăn trái, hơn 1.000 ha thủy sản bị thiệt hại nặng nề và hàng trăm ngàn hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt.
Tiền Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL, diện tích tự nhiên 2.509,3km2, dân số khoảng 1,75 triệu người, có 11 đơn vị hành cánh cấp huyện. Về địa hình khá bằng phẳng, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp tỉnh Long An ( 2 tỉnh thuộc vùng Đồng Tháp Mười), phía nam nằm dọc sông Tiền giáp với 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre chiều dài 103km. Kinh tế Tiền Giang nông nghiệp hiện chiếm 40% trong cơ cấu 3 khu vực, thu nhập bình quân đầu người 31,5 triệu đồng/năm. Chính nhờ hưởng lợi từ nguồn nước sông Mê-kông qua sông Tiền, nên cũng rất thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản.
Theo số liệu thống kê 2015, diện tích đất nông nghiệp 192.334 ha, trong đó đất canh tác lúa 77.290 ha chủ yếu sản xuất 2-3 vụ/năm, đất trồng cây lâu năm 96.135 ha ( gồm khoảng 12.000 ha dừa, còn lại là cây ăn quả các loại), đất nuôi trồng thủy sản 9.241 ha và đất lâm nghiệp là 3.178 ha. Giá trị sản xuất 134,2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2013 của Võ Văn Thông và Trần Xuân Thành tại Gò Công (Tiền Giang) cho thấy:
- Về mực nước trung bình mỗi năm tăng 0,8cm;
- Về nhiệt độ, cứ mỗi thập kỹ tăng 0,10C
- Năm El-Nino nhiệt độ cao nhất tuyệt đối tăng, nhưng lượng mưa lại giảm; trái lại năm La-Nina nhiệt độ cao tuyệt đối giảm, nhưng lượng mưa lại tăng, dự báo đến cuối thế kỷ XXI tăng 2%;
0 nhận xét:
Đăng nhận xét